Các lỗi Website thường gặp bạn cần biết!

By: hvgmedia.net

|
Blog

Tháng ba 13, 2024

pag15874585493488

Đôi lúc khi bạn lướt web hoặc thực hiện một tác vụ nào đó trên trình duyệt của máy tính, điện thoại thì sẽ gặp lỗi như sau. Vậy lỗi này là gì và làm thế nào để khắc phục? Trong bài viết này Hoàng Vũ sẽ chia sẻ một số thông tin về các lỗi thường gặp nhất khi duyệt web nhé. Cùng xem ngay thôi!

Giao thức HTTP là gì?

HTTP (HyperText Transfer Protocol) là một trong những giao thức chuẩn trên Internet dùng để trao đổi thông tin giữa nhà cung cấp dịch vụ (máy chủ Web) và người sử dụng dịch vụ (máy chủ Web, client), là giao thức Client/Server cho World Wide Web——WWW Giao thức HTTP là một giao thức tầng ứng dụng thuộc họ giao thức TCP/IP (giao thức cơ bản của Internet).

Dưới đây là Các lỗi Web HTTP thường gặp thông báo mà bạn thường hay gặp khi truy cập vào một trang web và cách thức để giải quyết vấn để khi chúng xảy ra:

HTTP 404: Not Found

HTTP 404: Not Found là lỗi phổ biến nhất mà người dùng thường gặp khi truy cập vào một trang web không tồn tại. Điều này có thể xảy ra khi URL được nhập sai, trang web đã bị xóa hoặc di chuyển đến một vị trí khác mà URL không còn đúng nữa.

Thông báo lỗi 404 Not Found thường được thiết kế riêng trong từng trang web, mỗi trang sẽ có hình thức thông báo riêng cho lỗi này. Tuy nhiên, thường gặp nhất sẽ là những thông báo có nội dung như sau: “404 Error“, “Page cannot be displayed“, “Internet Explorer cannot display the webpage“, “404: Not Found“, “The page cannot be found“,…

Nguyên nhân:

Lỗi 404 Not Found xuất hiện khi trang web bạn truy cập không thể tìm thấy trên server. Có thể máy chủ web không chứa trang web này hoặc các giá trị của DNS (dịch vụ phân giải tên miền) bị lỗi hoặc địa chỉ của trang web này đã bị hỏng.
Cách khắc phục:
  • Kiểm tra lại URL: Hãy đảm bảo rằng URL được nhập đúng và không có lỗi chính tả.
  • Tìm kiếm trang web: Sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm trang web mới. Nếu trang web đã được di chuyển đến một vị trí khác, công cụ tìm kiếm sẽ giúp bạn tìm thấy trang web mới.
  • Kiểm tra liên kết: Nếu lỗi xảy ra khi bạn nhấp vào liên kết từ một trang web khác, hãy kiểm tra lại liên kết đó và đảm bảo rằng nó không bị lỗi.
  • Liên hệ với quản trị viên trang web: Nếu bạn không thể tìm thấy trang web mới hoặc không thể khắc phục lỗi, hãy liên hệ với quản trị viên của trang web để được hỗ trợ.

Nếu bạn là chủ sở hữu của trang web và gặp phải lỗi 404, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Điều hướng lại trang web: Hãy đảm bảo rằng trang web được điều hướng đến vị trí mới một cách chính xác và thông báo cho người dùng biết về sự thay đổi này.
  • Cập nhật liên kết: Nếu trang web đã được di chuyển đến vị trí mới, hãy cập nhật các liên kết bên ngoài đến trang web để tránh lỗi 404.

HTTP 500 Internet Server Error

HTTP 500 Internal Server Error là một thông báo lỗi phổ biến trên web, nó xuất hiện khi máy chủ web gặp sự cố không mong muốn và không thể xử lý yêu cầu của người dùng.

Tương tự như lỗi 404: Not Found , lỗi 500 Internal Server Error hiện ra trong cửa sổ trình duyệt và thông báo “HTTP 500 Internal Server Error” cũng được thiết kế bởi từng website.
Nói một cách dễ hiểu, 500 Internal Server Error là một lỗi chung có mã trạng thái HTTP 500, xảy ra khi máy chủ của trang web bạn truy cập bị lỗi và không thể cung cấp hay hiển thị bất kỳ thông tin, nội dung nào. Thay vì hiển thị giao diện bình thường của trang web, máy chủ sẽ gửi một trang lỗi 500 đến trình duyệt và hiển thị nó trên màn hình của bạn.

Nguyên nhân:

Thông thường khi một trang web xảy ra lỗi đều hiển thị lên những vấn đề liên quan đến lỗi đó, tuy nhiên lỗi này khá chung chung, và trình duyệt không hiển thị lên lỗi này là do đâu. Về cơ bản, chúng ta có thể xác nhận nguyên nhân gây lỗi 500 Internet Server Error xuất phát từ những vấn đề sau:
  • Lỗi mã chương trình: Lỗi trong mã chương trình có thể gây ra sự cố và dẫn đến thông báo lỗi này.
  • Thư viện, module hoặc plugin bị lỗi: Sự cố với một trong các thư viện, module hoặc plugin cần thiết để hoạt động của trang web có thể gây ra lỗi này.
  • Lỗi cấu hình: Một số lỗi cấu hình có thể gây ra lỗi này, bao gồm cấu hình sai các tham số kết nối cơ sở dữ liệu hoặc cấu hình không đúng của máy chủ.

Cách khắc phục:

500 Internal Server Error là lỗi ở phía server, không phải tại máy tính hay đường truyền của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể làm như sau:
  • Tải lại trang web:  Thực hiện tải lại trang web bằng cách nhấp vào nút F5 hoặc Ctrl + F5 trên bàn phím.
  • Xóa bộ nhớ cache trên trình duyệt: bộ nhớ đệm cache nó có thể là nguyên nhân gây ra lỗi 500. Nếu xảy tình trạng này, cách đơn giản nhất để khắc phục là xóa bộ nhớ cache trên trình duyệt của bạn.
  • Kiểm tra log lỗi: Kiểm tra log lỗi của máy chủ để tìm hiểu lỗi chính xác là gì và thực hiện các bước khắc phục cụ thể.
  • Vô hiệu hóa các plugin và module: Nếu lỗi liên quan đến plugin hoặc module, hãy tạm thời vô hiệu hóa chúng và kiểm tra xem liệu lỗi vẫn còn tồn tại hay không.
  • Kiểm tra cấu hình: Kiểm tra lại các thông số cấu hình của máy chủ để đảm bảo rằng chúng được thiết lập đúng.
  • Liên hệ với quản trị viên: Nếu bạn không thể khắc phục lỗi, hãy liên hệ với quản trị viên của máy chủ hoặc nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ để được hỗ trợ và giải quyết vấn đề.

HTTP 403 Forbidden

HTTP Error 403 Forbidden là một lỗi mã trạng thái thường xuất hiện trên trang web khi người dùng cố gắng truy cập một tài nguyên bị cấm. Nó thông báo cho người dùng rằng họ không có quyền truy cập vào tài nguyên đó trên máy chủ. Lỗi này xảy ra khi truy cập trang web trên cả điện thoại lẫn máy tính.

Nguyên nhân:
HTTP 403 Forbidden là một lỗi mã trạng thái phổ biến trên trang web, thông báo cho người dùng rằng họ không được phép truy cập vào tài nguyên đó trên máy chủ. Lỗi này có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do hệ thống bảo mật của trang web.
  • Thiếu quyền truy cập: Người dùng không có quyền truy cập vào tài nguyên đó trên máy chủ.
  • Cấm IP: Địa chỉ IP của người dùng đã bị cấm truy cập vào trang web đó.
  • Cấu hình sai: Cấu hình trên máy chủ hoặc phần mềm bảo mật đã bị thiết lập sai.
  • Lỗi hệ thống: Lỗi trong quá trình xử lý tài nguyên trên máy chủ.

Cách khắc phục:

Để khắc phục lỗi HTTP 403 Forbidden, bạn có thể thực hiện một số bước sau:

  • Lý do phổ biến nhất cho lỗi này là nhập sai địa chỉ URL. Hãy kiểm tra kỹ lại địa chỉ URL và chắc chắn là bạn đã nhập đúng.
  • Nếu bạn chắc trang web bạn nhập là đúng, thì lỗi 403 Forbidden có thể là do sự nhầm lẫn. Bạn có thể liên lạc với bạn quản trị trang web đó để biết nguyên nhân chính xác.
  • Xóa cookie và bộ nhớ cache: Xóa cookie và bộ nhớ cache của trình duyệt và thử truy cập lại.
  • Một nguyên nhân nữa là bạn đang cố gắng truy cập vào một trang web mà quyền truy cập bị giới hạn (chỉ dành cho những ai có thẩm quyền). Trong trường hợp này, không còn cách nào khác là bạn phải truy cập vào một trang web khác.

Trên đây là một số lỗi bạn cần lưu ý, các nguyên nhân của các lỗi này có thể bao gồm các vấn đề về định tuyến, kết nối mạng, cấu hình server, lỗi phần mềm hoặc cấu trúc trang web, và nhiều hơn nữa. Nếu bạn không thể giải quyết vấn đề bằng cách này, bạn có thể cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hoặc nhà phát triển để được hỗ trợ thêm.

Scroll to Top